Nguyên lý hoạt động của hóa chất chống cáu cặn màng RO phụ thuộc vào loại hóa chất được sử dụng
Hóa chất chống cáu cặn có tính kiềm hoạt động bằng cách tạo ra một lớp màng mỏng bao phủ trên bề mặt màng RO. Lớp màng này có tác dụng ngăn ngừa sự kết tủa của các khoáng chất trong nước từ đó ngăn chặn sự hình thành cáu cặn.
Các hóa chất chống cáu cặn có tính kiềm thường chưa các thành phần sau
- Polyphospate có tác dụng ngăn ngừa sự kết tủa của các khoáng chất trong nước
- Chất hoạt động bề mặt giúp tăng khả năng phân tán của hóa chất
- Chất bảo quản giúp bảo quản hóa chất trong thời gian dài
Khi hóa chất chống cáu cặn có tính kiềm được bơm vào hệ thống RO các ion polyphospate sẽ phản ứng với các ion khoáng chất trong nước tạo thành các phức chất. Các phức chất này có kích thước lớn hơn các ion khoáng chất tự do, do đó chúng khó kết tủa và bám dính trên bề mặt màng RO.
Hóa chất chống cáu cặn có tính axit hoạt động bằng cách hòa tan các cáu cặn đã hình thành trên màng RO. Các hóa chất chống cáu cặn có tính axit thường chứa các thành phần sau
- Axit citric có tác dụng hòa tan các loại cáu cặn do canxi, magie gây ra
- Axit photphoric có tác dụng hòa tan các cáu cặn do silica gây ra
Khi hóa chất chống cáu cặn có tính axit được bơm vào hệ thống RO, các axit trong hóa chất sẽ phản ứng với các thành phần của cáu cặn, phá vỡ cấu trúc của chúng. Điều này giúp các mảnh vỡ của cáu cặn, phá vỡ cấu trúc của chúng. Điều này giúp các mảnh vỡ của cáu cặn màng dễ dàng bị rửa trôi theo dòng nước.
Hóa chất chống cáu cặn đa chức năng có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành cáu cặn vừa hòa tan cáu cặn đã hình thành. Các hóa chất chống cáu cặn đa chức năng thường chứa các thành phần sau:
- Polyphospate có tác dụng ngăn ngừa sự kết tủa của các khoáng chất trong nước
- Axit citric có tác dụng hòa tan các loại cặn do canxi, magie gây ra
Tùy thuộc vào nguồn nước và nhu cầu sử dụng bạn có thể lựa chọn loại hóa chất chống cáu cặn phù hợp